Trang chủ » Hướng dẫn chọn máy hàn phù hợp

Hướng dẫn chọn máy hàn phù hợp

Theo sự phát triển chung của thế giới. Ngành công nghiệp hàn cắt Việt Nam đã và đang phát triển mạnh có nhiều chủng loại máy hàn cắt ra đời với nhiều công suất, chức năng khác nhau. Tùy theo nhu cầu làm việc, điều kiện mình có mà tìm chọn mua máy hàn cho phù hợp.

Muốn chọn mua một máy hàn phù hợp với công việc bạn phải theo các tiêu chí sau:

  1. chọn máy hàn phù hợp với nguồn điện hiện có và khả năng cơ động của máy.

Đây là một yếu tố quan trọng nó liên quan tới nhà xưởng hoặc công trình bàn đang làm.

- Các nguồn điện mà người thợ hàn thường sử dụng có thể là nguồn 1 pha (đối với làm việc tại nhà hoặc xưởng nhỏ) hoặc nguồn 3 pha (đối với các công trình hoặc khu công nghiệp)

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng máy hàn tích hợp sử dụng điện 1 pha và 3 pha mà không cần một thiệt bị khác hỗ trợ can thiệp để đổi nguồn.

-khả năng  cơ động của máy hàn cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất làm việc. Nếu bạn phải làm việc trong địa hình phức tạp không cố định thì có thể sử dụng các loại máy hàn có trọng lượng nhẹ, kích thước nhỏ gọn nhưng phải đảm bảo hiệu suất làm việc. Một số dòng máy hàn inverter hiện nay có thiết kế nhỏ gọn nhưng vẫn đảm bảo công suất làm việc mạnh mẽ. 

Hiện nay máy hàn inverter đang rất phổ biến vì nó được thiết kế nhỏ gọn nhưng công suất cao, một máy hàn inverter có trọng lượng dưới 7 Kg nhưng công suất của nó đạt 200A (Ampe) còn các dòng máy lớn hơn có trọng lượng dưới 40 kg có thể cho dòng hàn lên đến 500A. Các loại máy nhỏ có thể xách tay thì đối với các loại máy lớn được thiết kế  tích hợp thêm bánh xe giúp việc kéo đẩy dễ dàng và đảm bảo an toàn.

      2. Chọn máy hàn theo chu kỳ hoạt động tải ,đường kính dây:

Các bảng dưới đây giúp bạn biết được điện cực mà mình đang sử dụng có thể cho ra dòng hàn bao nhiêu

      3.Lựa chọn theo độ dày vật liệu

Bạn phải tính toán bởi độ dày vật liệu khác nhau sẽ đòi hỏi dòng hàn khác nhau. Công thức đơn giản để tính dòng hàn đó là tương ứng với 0.025mm độ dày vật liệu là thép thông thường sẽ cần 1A đầu ra. Nếu vật hàn dày khoảng 3mm thì theo công thức ta cần dòng hàn khoảng 120A. Đối với thép không gỉ yêu cầu dòng hàn thấp hơn 10% và cao hơn 25% đối với nhôm. Khi hàn vật mỏng cần có thiết bị có thể làm việc ổn định với dòng nhỏ, vật hàn có tiết diện dày thì cần máy hàn công suất mạnh và hiệu suất làm việc cao hơn

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, cần chọn máy hàn chính hãng và từ các thương hiệu lớn.