Hướng dẫn cách hàn sắt không thủng:
kỹ thuật hàn que, cách hàn que
Mặc dù trong các quy trình kỹ thuật hàn thường có hướng dẫn chọn cỡ que hàn và cường độ dòng hàn phù hợp với độ dày của từng loại vật liệu cụ thể để cho chất lượng mối hàn được tốt nhất tuy nhiên yếu tố tay nghề của người thợ hàn cũng là cực kỳ quan trọng.
Thông thường, khi hàn sắt mỏng dễ bị thủng là do dùng que hàn quá lớn và dòng hàn quá cao. Vật hàn cũng dễ bị thủng do thao tác kéo quá dài của người thợ hàn.
Để tránh hiện tượng thủng khi hàn sắt mỏng, khi chọn vật liệu hàn nên chọn que hàn có đường kính nhỏ.
Điều chỉnh dòng hàn với máy hàn que: Tương ứng với que hàn có đường kính nhỏ, ta sẽ điều chỉnh cường độ dòng hàn nhỏ để tránh gây chảy vật liệu.
kỹ thuật hàn que, cách hàn que
Nên hàn từng nhịp ngắn, không nên kéo quá dài sẽ gây thủng vật liệu. Đối với vật liệu mỏng, tốc độ chấm ngắt cũng chậm hơn so với các vật liệu dày. Nghĩa là chỉ nên hàn chậm để tránh quá nóng gây chảy vật hàn.
Hướng dẫn hàn sắt cơ bản
Để học cách hàn sắt, bạn cần nắm rõ nguyên tắc hàn sắt thép sau:
kỹ thuật hàn que, cách hàn que
- Cách hàn sắt với máy hàn que là kỹ thuật hàn không yêu cầu cao về làm sạch vị trí hàn, tuy nhiên không vì thế mà bỏ qua bước này.
- Cần làm sạch bụi bẩn bằng cọ thép hay sử dụng dụng cụ làm sạch bề mặt chuyên dụng. Khu vực đặt kẹp mát cũng phải được làm sạch để đảm bảo tiếp xúc tốt, điều này sẽ giúp ổn định hồ quang trong khi hàn sắt thép.
- Tư thế trong kỹ thuật hàn sắt phải đảm bảo sao cho bạn có thể quan sát rõ vũng hàn. Người thợ phải chọn hướng nhìn tốt nhất, tránh bị tay hàn che mắt, và tránh hít phải vùng khói hàn độc hại.
1. Thiết lập dòng điện trong hàn sắt cơ bản:
Tùy theo loại điện cực sử dụng mà thiết lập dòng một chiều thuận, một chiều nghịch hay dòng xoay chiều cho thiết bị.
- Cần phải đảm bảo thiết bị được thiết lập chính xác trước khi hàn.
- Độ lớn của dòng hàn phụ thuộc vào đường kính que hàn và loại điện cực hàn mà bạn sử dụng.
- Thông tin về dòng phù hợp với que hàn thường được nhà sản xuất que hàn cung cấp trên bao bì.
- Dòng hàn có thể điều chỉnh theo cách tính sau: 1Amp tương ứng với 0.0254 mm đường kính que hàn.
Đối với người mới học cách hàn sắt, bạn có thể để dòng hàn ở mức thấp sau đó điều chỉnh tăng 5 đến 10 Amp rồi xem xét khả năng hàn cho thích hợp.
2. Điều chỉnh độ dài hồ quang:
Độ dài hồ quang phụ thuộc vào từng loại que hàn, từng vị trí hàn. Với kỹ thuật hàn sắt cơ bản, độ dài hồ quang hàn không nên vượt quá đường kính que hàn. Khi độ dài hồ quang quá ngắn có thể làm cho hồ quang không ổn định, có thể làm tắt hồ quang, vũng hàn đông cứng nhanh hơn và khả năng tạo vảy hàn cao. Hồ quang quá dài sẽ gây ra hiện tượng bắn tóe mạnh, tốc độ kết tủa chậm và dễ rỗ khí.
3. Chỉnh góc que hàn trong hàn sắt thép cơ bản:
Đối với hàn bề mặt, góc que hàn nên để từ 5 độ đến 15 độ theo hướng chuyển động, đối với hàn sắt thép bằng máy hàn hồ quang , vị trí đứng nên để góc que hàn từ 0-15 độ ngược chiều với hướng di chuyển que hàn.
Góc đặt que hàn trong hàn que
4. Thao tác kỹ thuật hàn que, cách hàn que :
Đối với người mới học cách hàn sắt cần lưu ý chuyển động dọc theo trục mối hàn, duy trì và điều chỉnh độ dài hồ quang. Chuyển động ngang duy trì độ rộng của đường hàn. Có nhiều loại chuyển động: ngang, liên tục và chuyển động ngắt quãng tùy thuộc vào độ dày của vật hàn. Với hàn sắt mỏng không cần có chuyển động ngang của que hàn vì độ rộng của hồ quang đã đủ làm đầy rãnh hàn.
Trên đây là những hướng dẫn cách hàn sắt cơ bản, mong rằng sau bài viết này các bạn có thể tự mình học cách hàn sắt và cách hàn sắt đẹp nhanh chóng nhất.
Điều chỉnh góc nghiêng mỏ hàn
Ngoài cường độ dòng hàn thì tư thế cầm mỏ hàn cũng ảnh hưởng tới chất lượng mối hàn:
Có 3 vị trí góc độ mỏ hàn: Mỏ hàn nghiêng về phía trước (hàn trái), mỏ hàn nghiêng về phía sau (hàn phải) và mỏ hàn thẳng đứng.
Phương pháp hàn trái:
Mỏ hàn nghiêng về phía trước. Phần lớn nhiệt lượng hồ quang tập trung vào kim loại cơ bản chưa nóng chảy và phần ít hướng vào vũng hàn đang nóng chảy. Vì vậy, mối hàn có độ ngấu thấp. Do diện tích tiếp xúc của hồ quang với vật hàn lớn nên chiều rộng mối hàn lớn. Mặt khác, do hồ quang tập trung chủ yếu vào kim loại cơ bản chưa nóng chảy nên mật độ hạt mang điện ít dẫn đến hồ quang ít ổn định, mức độ bắn toé cao. Vì áp lực hồ quang vào vũng hàn thấp nên không thể đẩy hết các khí và các tạp chất nổi lên hết bề mặt vũng hàn dẫn đến chất lượng mối hàn không cao.
Phương pháp hàn trái áp dụng khi hàn chi tiết mỏng hoặc lấp khe hở để hạn chế sự cháy thủng của vật hàn. Ngoài ra, phương pháp này giúp người thợ dễ quan sát và di chuyển trong quá trình hàn.
Mỏ hàn nghiêng về phía sau (hàn phải):
Phần lớn nhiệt hồ quang tập trung vào vũng hàn, còn phần ít hướng vào kim loại vật hàn chưa nóng chảy. Vì vậy, giúp các tạp chất dễ nổi lên bề mặt vũng hàn, cho chất lượng mối hàn cao. Phương pháp này cũng giúp có được chiều sâu ngấu của mối hàn cao hơn, hồ quang ổn định hơn, giảm sự bắn toé. Tuy nhiên, bề rộng mối hàn giảm.
Phương pháp hàn phải được ứng dụng khi hàn chi tiết có chiều dầy lớn để đảm bảo độ ngấu sâu.
Điều chỉnh chiều dài tầm với của điện cực hàn:
Tầm với điện cực hàn là gì?
Tầm với điện cực là khoảng cách giữa đầu điện cực và mặt phẳng tiếp điện trên vật hàn.
Khi độ dài phần nhô tăng, nhiệt lượng nung đoạn dây hàn này tăng, dẫn tới làm giảm cường độ dòng điện hàn cần thiết để nóng chảy điện cực theo tốc độ cấp dây nhất định làm lượng nhiệt hồ quang giảm nên độ sâu ngấu của mối hàn giảm theo.
Ngược lại, nếu rút ngắn chiều dài tầm với điện cực thì làm tăng cường độ dòng điện làm cho công suất nhiệt hồ quang lớn nên chiều sâu ngấu và bề rộng mối hàn đều tăng.
Nếu phần nhô có độ dài quá lớn sẽ làm giảm độ ngấu và lãng phí kim loại hàn, tính ổn định của hồ quang thấp. Ngược lại, nếu chiều dài phần nhô quá nhỏ, sẽ ra bắn toé, kim loại lỏng dính vào mỏ hàn, chụp khí, cản trở đường ra dòng khí bảo vệ, gây ra rỗ khí trong mối hàn.